Các dự án “siêu khủng” tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc

Datnenthudo.vn – Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo Ban quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc cho biết, tính đến ngày 8/5/2017, đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Quyết định giao đất cho 79 dự án với tổng vốn đăng ký 61.344 tỷ đồng và tổng diện tích đất đã cấp là 347,5 ha.

Theo đó, lãnh đạo Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc cho biết; trong số các dự án đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, có 31 dự án tiềm năng với tổng mức đầu tư đăng ký khoảng 26.149 tỷ đồng; diện tích chiếm đất dự kiến khoảng 196 ha.

Trong đó, một số dự án tiềm năng có yếu tố nước ngoài cần tập trung thu hút như: Công ty Hanwha (Nhật Bản); Công ty Nidec (Nhật Bản); Công ty Mitshubishi Kagaku (Nhật Bản); Công ty Widia – Sinki (liên doanh giữa Công ty Widia – Singaopre và Công ty Shinki – Hàn Quốc).

Chúng tôi xin điểm qua các dự án tiềm năng tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc:

Công ty Hanwha

Đầu tư dự án sản xuất linh kiện động cơ máy bay. Tổng mức đầu tư khoảng 200 triệu USD (chưa bao gồm giai đoạn mở rộng). Hiện, dự án đã quyết định đầu tư vào Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và đang chuẩn bị Hồ sơ.

Để triển khai dự án, Công ty Hanwha Techwin đưa ra một số đề nghị. Theo đó, đề nghị giảm một nửa tiêu chí đầu tư so với quy định tại Quyết định số 27/2006 của Bộ KH&CN; các chỉ tiêu quy hoạch ở mức thấp: từ 0,54%-0,7% (so với quyết định 87/QĐ-CNCHL ngày 9/6/2014 là 1,0 lần).

Công ty Hanwha Techwin cũng đề nghị đối tác; cùng đầu tư với công ty tại khu đất do Ban Quản lý giao cho công ty (quy mô đầu tư khoảng 13 triệu USD, diện tích sàn xây dựng 3.470m2 ). Cùng đó, đề nghị được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho Dự án đầu tư; có tổng mức đầu tư lớn hơn 200 triệu USD, giải ngân trong 3 năm (nội dung có trong Nghị định về cơ chế chính sách đặc thù cho Khu Công nghệ cao Hòa Lạc).

Công ty Nidec

Đầu tư dự án sản xuất các loại mô – tơ thế hệ mới không gây tiếng động và thân thiện với môi trường sử dụng trong các sản phẩm IoT, rô- bốt… Tổng mức đầu tư dự án khoảng trên 400 triệu USD.

Hiện, hai bên đã thảo luận về việc ký kết ý định đầu tư vào đầu tháng 6/2017. Khó khăn, vướng mắc hiện nay là một số diện tích thuộc khu đất chưa giải phóng mặt bằng.

Để triển khai dự án, Công ty Nidec đưa ra một số kiến nghị. Theo đó, công ty này đề nghị có chính sách ưu đãi cao hơn về thuế thu nhập doanh nghiệp; đề nghị giảm tiền thuê đất và hạ tầng xuống dưới 40 USD/m2/50 năm.

Công ty Mitshubishi Kagaku

Đầu tư dự án Mitshubishi Kagaku OPC Việt Nam. Tổng mức đầu tư khoảng 54 triệu USD. Thời gian dự kiến nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào 1/9/2017.

Liên quan đến dự án này, hiện có một số vường mắc. Cụ thể, công ty nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị cũ, đã qua sử dụng từ Singapore về Dự án tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Công ty này cũng nhập khẩu nhiều hóa chất trong danh mục phải xin phép Bộ Công Thương. Và dự án có phát sinh một số rác thải nguy hại.

Về giải pháp tháo gỡ, sẽ bố trí các chương trình làm việc giữa Công ty Mitshubishi Kagaku với các bộ, ngành liên quan (Bộ KH&CN, Bộ Công Thương, Bộ TTTT) để trao đổi, giải đáp các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư.

Công ty Widia – Shinki

Đầu tư dự án sản xuất các dụng cụ cắt hiệu năng cao sử dụng trong lĩnh vực hàng không, y tế, động cơ, thiết bị điện tử… Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 14,5 triệu USD và sẽ được triển khai trong năm nay.

Các giải pháp đồng hành với nhà đầu tư

Lãnh đạo Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc cho biết, để triển khai dự án; Đảng ủy và lãnh đạo Ban đã đưa việc thu hút đầu tư các dự án này vào chương trình ưu tiên tập trung chỉ đạo của Đảng ủy và lãnh đạo Ban trong thời gian tới.

Đảng ủy và lãnh đạo Ban chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung xử lý các khó khăn; vướng mắc để có thể đáp ứng được tiến độ đề xuất của các nhà đầu tư (đặc biệt là của Công ty Hanwha Techwin và Công ty Nidec).

Ban Quản lý báo cáo xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đối với những đề xuất của nhà đầu tư vượt quá thẩm quyền của Ban. Cụ thể: Đề nghị giảm một nửa tiêu chí đầu tư so với quy định tại Quyết định số 27/2006 của Bộ KH&CN và đề nghị có chính sách ưu đãi cao hơn về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc xây dựng cơ chế phối hợp với các đơn vị của Hà Nội như: Sở KH&ĐT, Sở TN&MT, Sở Cảnh sát PCCC để thực hiện thủ tục hành chính 1 cửa liên thông.

Về công tác giải phóng mặt bằng; Ban sẽ phối hợp với địa phương và Công ty TNHH Phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc FPT; tập trung giải phóng phần diện tích còn lại trong lô đất dự kiến giao cho Nidec theo tiến độ cam kết giữa hai bên.

Thực hiện song song các thủ tục: Phối hợp với đơn vị tư vấn thiết kế lập Quy hoạch chi tiét 1/500; đánh giá tác động môi trường; PCCC song song với quy trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư… Xem thêm các tin tức khác tại đây.

Nguồn: nhadautu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *